Kỹ sư điện là gì? Khám phá mô tả công việc kỹ sư điện

5 (100%) 1 vote

Nếu muốn trở thành một kỹ sư điện thực sự thì trước tiên bạn cần trang bị cho mình vốn kiến thức về công việc này. Ngoài việc nắm rõ khái niệm kỹ sư điện là gì thì bạn cũng cần biết các công việc mà một kỹ sư điện cần làm. Hãy khám phá bài viết sau đây để nắm rõ hơn nhé.

Kỹ sư điện là gì?

Kỹ sư điện được hiểu là người phụ trách xử lý hệ thống điện, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc thiết bị có liên quan như hệ thống thông gió, báo cháy, làm mát, hệ thống sưởi cho các dự án công trình xây dựng. Với cuộc sống xã hội hiện đại thì điện có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người.

Kỹ sư điện là gì? Khám phá mô tả công việc kỹ sư điện - Ảnh 1
Kỹ sư điện là gì?

Dù là đường sá, công trình cho tới các tòa nhà, khu dân cư thì đều cần tới điện. Nắm bắt được vai trò của điện nên nhiều bạn trẻ đã lựa chọn việc làm kỹ sư điện để phát triển sự nghiệp với nhiều cơ hội thăng tiến và các chế độ phúc lợi đi kèm.

Mô tả công việc kỹ sư điện đầy đủ

Khảo sát công trình và đưa ra phương án thi công điện

Hầu hết các trang thiết bị điện từ hệ thống chiếu sáng cho tới những tiện ích khác chiếm một nửa trong hệ thống công trình xây dựng. Bởi vậy mà khảo sát công trình trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với kỹ sư điện. Từ bản vẽ chi tiết mà phía xây dựng cung cấp về kết cấu công trình thì kỹ sư điện sẽ khảo sát mặt bằng qua phác thảo để chọn nơi đặt máy phát điện hoặc trạm cung cấp điện.

Để thực hiện chính xác thì kỹ sư điện cần nắm rõ kết cấu công trình kế hoạch thực hiện thi công công trình. Nếu làm việc không khớp nhau sẽ khiến đôi bên mất thời gian sửa chữa hoặc phá bỏ.

Kỹ sư điện sẽ phải trình lên ban lãnh đạo sau khi ghi chép đầy đủ các bước khảo sát, cùng với bên kết cấu công trình có phương án thi công điện thích hợp, các công trình do kỹ sư và kiến trúc sư quản lý được thực hiện đúng quy định, không bị chồng chéo nhau.

Chia nhỏ khối lượng, thống kê vật tư, lập dự án công trình

Dựa theo bản thiết kế hệ thống điện, kỹ sư điện sẽ hiện thực hóa để công trình được đảm bảo thi công đúng tiến độ mà không để vật tư bị thiếu hay lãng phí, nhân công làm việc công trình. Tất cả những điều này đều cần kỹ sư điện biết phân nhỏ khối lượng để có thể thống kê vật tư, lập dự án công trình.

Kỹ sư điện là gì? Khám phá mô tả công việc kỹ sư điện - Ảnh 2
Bóc tách khối lượng, thống kê vật tư, lập dự án công trình

Các con số có liên quan tới vấn đề vật tư cụ thể sẽ được kỹ sư đưa ra theo các hạng mục đúng theo bản thiết kế cho từng dự án để chuyển sang bộ phận thi công trực tiếp như:

  • Kích thước đường kính
  • Số lượng thiết bị cần sử dụng
  • Số lượng nhân công chịu trách nhiệm thi công dự án
  • Loại ống gen, loại dây
  • Thời gian thực hiện dự án thi công
  • Kinh phí dự trù cho vật tư, thi công

Thiết kế hệ thống điện

Kỹ sư điện sẽ đảm nhận công việc thiết kế hệ thống điện cho công trình sau khi tiến hành khảo sát và cùng các bộ phận khác phân tích từng hạng mục. Dựa vào phần mềm chuyên dụng để kiểm tra từng hạng mục công trình mà có thể mô phỏng hệ thống điện sắp được lắp đặt. Mỗi dây tải điện khác nhau sẽ phù hợp với công suất tiêu thụ từng hạng mục khác nhau. Chủ đầu tư sẽ kiểm duyệt bản vẽ, thiết kế sau khi hoàn thành để có thể đưa thêm những góp ý để sửa đổi, hoàn thiện hơn.

► Đọc thêm: Các thông tin cẩm nang kỹ sư hoàn toàn miễn phí tại đây

Lựa chọn vật tư phù hợp cho từng công trình

Đóng vai trò đảm nhiệm về xử lý điện nên ngoài vai trò chuyên môn về thiết kế thì kỹ sư điện còn đứng ra tư vấn cho chủ đầu tư về các loại vật tư công trình vừa tiết kiệm lại còn chất lượng. Không những vậy, kỹ sư điện cũng sẽ liên lạc với bên phân phối vật tư để ký kết hợp đồng cung cấp vật tư điện.

Kỹ sư điện là gì? Khám phá mô tả công việc kỹ sư điện - Ảnh 3
Lựa chọn vật tư phù hợp cho từng công trình

Dưới góc nhìn giám sát, kỹ sư điện còn quản lý vấn đề nhân công và tình trạng công trình để đảm bảo tiến độ hoàn thành giống với thiết kế.

Hướng dẫn thi công công trình

Tùy vào mức độ quy mô của mỗi công ty, doanh nghiệp mà vấn đề xử lý hệ thống điện sẽ theo nhiều cách khác nhau. Với những công trình nhỏ, kỹ sư điện sẽ đứng ra triển khai bản thiết kế để thi công hệ thống. Còn với công trình lớn thì sẽ có riêng một đội,nhóm đảm nhận việc lắp ráp điện. Dù là trực tiếp hay gián tiếp thi công điện thì ưu tiên hàng đầu chính là an toàn điện.

Bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống điện thường xuyên theo kỳ

Việc kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điện ở các công trình theo sự phân công của cấp trên nhằm đảm bảo vấn đề an toàn, khắc phục sự cố thiết bị. Thông thường, công việc này sẽ do các kỹ sư điện mới ra trường chịu trách nhiệm.

Cũng giống với các bộ phận khác, đôi khi kỹ sư điện còn phải làm các công việc đột xuất mà cấp trên giao hoặc làm báo cáo định kỳ công việc.

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà Tìm Việc Kỹ Sư muốn giới thiệu cho bạn hiểu rõ về định nghĩa kỹ sư điện là gì và những nhiệm vụ, chức năng của công việc này. Mong rằng, bạn đã có thêm những hành trang kiến thức để theo đuổi công việc yêu thích.

5 (100%) 1 vote
Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2020 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.