Cách viết CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng gật đầu nhận bạn ngay lập tức
Bên cạnh cv xin việc bất động sản còn có một ngành nghề chú trọng kinh nghiệm và kĩ thuật nhiều hơn học vấn, chính là nghề xây dựng. Tuy nhiên, chuẩn bị một bản cv chỉn chu là một bước không thể nào xem nhẹ và bỏ qua. Để bạn được nhà tuyển dụng gật đầu nhận ngay lập tức, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số lưu ý dưới đây khi viết cv xin việc xây dựng nhé.
Cách viết CV xin việc ngành Xây dựng đơn giản
CV xin việc Xây dựng trên cơ bản cũng giống như cv xin việc các ngành khác với 4 phần cơ bản được sắp xếp theo trình tự là:
-
Giới thiệu bản thân
-
Mục tiêu nghề nghiệp
-
Trình độ bằng cấp
-
Kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng
Ứng với mỗi phần, các bạn cần có những lưu ý quan trọng giúp bạn tránh những sai sót và gây ấn tượng mạnh đến nhà tuyển dụng.
Sau đây, timviec sẽ hướng dẫn bạn kỹ năng viết CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp:
Thông tin cá nhân:
Trên cơ bản, phần mở đầu thường là phần quan trọng nhất. Mở đầu xuôi lọt vì sau này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chưa suy xét đến liệu bạn có được nhận hay không, nhưng nếu bắt đầu bạn đã gây được thiện cảm với người tuyển dụng thì bước đầu tiên của bạn đã thành công rồi. Thế nên khi viết cv xin việc, bạn nên viết phần mô tả và tóm tắt bản thân một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ hiểu nhất. Một số thông tin không thể thiếu đó là họ tên, tuổi, địa chỉ nhà, số điện thoại và email cá nhân của bạn.
Xem thêm: 15 trang web đăng tin tuyển dụng kỹ sư đi làm việc tại nhật bản
Mục tiêu nghề nghiệp:
Đây là phần mà bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rõ được định hướng của bạn trong tương lai. Ví dụ như nếu được nhận vào công ty, bạn sẽ phải phát triển như thế nào và bạn sẵn sàng đóng góp cho công ty như thế nào. Ở phần này, để gây được thiện cảm, bạn nên thể hiện rõ ràng những điểm đích bạn theo đuổi khi làm việc trong công ty. Chẳng hạn bạn có thể viết “1 năm đầu chuyên tâm cố gắng học hỏi, góp nhặt kiến thức, trở thành kỹ sư xây dựng chuyên nghiệp trong vòng 2-3 năm, 4 năm vươn lên làm trưởng phòng thiết kế”.
Kinh nghiệm:
Trong ngành xây dựng thì kinh nghiệm là một phần vô cùng quan trọng, thế nhưng đây cũng là phần được xem là khó viết nhất. Đặc biệt là đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Vào thời điểm này, trong cv của các bạn không có quá nhiều đất để thể hiện kinh nghiệm của bản thân. Nhưng cũng đừng quá lo lắng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hiểu được điều đó, họ đặt kỳ vọng nhiều hơn vào sự nỗ lực và chí tiến thủ của bạn trong tương lai. Ngoài ra, đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, bạn nên chú ý những tiểu tiết sau:
Xem thêm: Bật mí quy trình tuyển dụng ngành kỹ sư chuyên nghiệp, mới nhất
-
Trình bày các công việc trước kia của bạn theo từng giai đoạn một cách cụ thể, tránh lan man. Ví dụ như chức vụ bạn đã từng đảm nhận, tên công ty cũ, thời gian làm việc dài bao lâu…
-
Chọn lọc những phần kinh nghiệm cần thiết nhất cho ngành xây dựng đưa ra trình bày đầu tiên. Ví dụ như kinh nghiệm giám sát công trình, kỹ năng vẽ thiết kế …
Trình độ bằng cấp:
Bằng cấp đương nhiên là một điểm rất quan trọng trong cv xin việc ngành xây dựng. Bạn phải lưu ý điểm này, bởi trong cv ngành xây dựng đây là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá điểm mạnh của những ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm (đối với sinh viên mới ra trường).
Ngoài ra có một lưu ý nhỏ, đối với các mẫu cv xin việc ngành xây dựng thường có thêm các chứng chỉ kỹ năng mềm (tin học máy tính, chứng chỉ tiếng anh, giao tiếp..). Do đó, nếu có các bằng cấp chứng chỉ trên, bạn hãy tự thêm vào đơn xin việc của mình một cách đầy đủ nhé.
Xem thêm: Mức thu nhập của nghề kỹ sư xây dựng là bao nhiêu?
Thông tin khác:
Đây là phần để bạn tự quảng cáo bản thân trước những nhà tuyển dụng khó tính bằng những ưu điểm mà bạn có, hãy trình bày sáng tạo nhưng cũng phải khiêm tốn để người đọc không cảm thấy bạn đang khoe khoang nhé. Một số gợi ý dành cho bạn là:
-
Giải thưởng
Bạn có thể đưa vào CV xin việc Xây dựng một vài giải thưởng liên quan đến vị trí mà bạn đã ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra một vài tài lẻ như vẽ tranh, thiết kế… để phần thể hiện bản thân được tốt hơn.
-
Sở thích
Đối với sở thích, bạn có thể liệt kê ra một số sở thích khoa học có thể liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển, ví dụ như thích nghiên cứu thiết kế, thích chơi thể thao sẽ đi kèm có sức khỏe và năng động,…vv
Xem thêm: Công nhân xây dựng là gì? Công việc và thu nhập thợ xây [UPDATE]
-
Kỹ năng
Những kỹ năng về Xây dựng có thể kể đến những kỹ năng chuyên môn như vẽ, thiết kế, giám sát công trình, tính toán chi phí… hay những kỹ năng mềm như kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ, kỹ năng giao tiếp…
Những lỗi sai cần tránh khi viết cv xin việc ngành xây dựng
Căn chỉnh nội dung:
Đối với một nhà tuyển dụng, một trong những công việc hằng ngày của họ chính là đọc từ các mẫu cv xin việc Xây dựng chuyên nghiệp vì vậy việc nhanh chóng nhìn ra lỗi sai về căn chỉnh nội dung là điều cực kỳ dễ dàng. Bạn nên chăm chút từng chút một cho quá trình trình bày nội dung bản cv sao cho thuận mắt và hợp lý để không bị mất điểm oan uổng trong mắt người đọc.
Lỗi sai về font chữ, sai chính tả:
Hãy đặt mình vào vị trí là người đọc bản cv xin việc Xây dựng của chính mình và tự cảm nhận xem cách mình đánh dấu các từ khóa, đề mục đã hợp lý chưa, ý lớn đã bao quát ý nhỏ chưa, gạch chân có đúng mục đích chưa, từ đó tìm ra lỗi sai về font chữ và chỉnh sửa ngay lập tức để CV của bạn được chỉn chu hơn.
Một số lỗi cần tránh khác:
-
Trình bày ngắn gọn súc tích, không dài dòng, lan man.
-
Ảnh ở hồ sơ phải là ảnh chụp cận mặt sắc nét, khuôn mặt nên tươi tắn với sơ mi trắng.
-
Tuyệt đối không được đưa vào cv xin việc xây dựng những thông tin gian dối, không đúng sự thật về bạn.
Một số mẫu cv xin việc xây dựng ấn tượng
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Trên đây là cách viết CV xin việc xây dựng chuyên nghiệp mà bạn có thể tham khảo. Một bản CV xin việc chỉn chu sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội việc làm. Hi vọng với những thông tin mà Tìm việc kỹ sư cung cấp có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm CV và tìm kiếm việc làm.
Thị trường lao động rộng lớn cho việc làm kỹ thuật điện
Uncategorized 15-02-2023, 16:55Điện là lĩnh vực trọng yếu của mỗi quốc gia Điện là một trong những ngành quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Không chỉ phục vụ các hoạt động lớn của quốc gia mà ngay trong đời sống thường nhật cũng cần đến. Việc sử dụng luôn đi kèm với việc làm kỹ...
Mô hình trang trại công nghiệp có ưu và nhược điểm gì?
Uncategorized 24-08-2019, 08:00Hiện nay, các mô hình trang trại công nghiệp ngày càng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong dấu hiệu đáng mừng cho nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng và điều hành các trang trại đang còn gặp nhiều hạn chế, không đạt hiệu quả tối đa....